
Thành lập chi nhánh công ty là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của công ty khi muốn phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh. Vậy thành lập công ty chi nhánh công ty TNHH cần những gì và thủ tục ra sao? Cũng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé.
Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh công ty là gì?
Với một công ty lớn, khi mà hoạt động quá công suất nhưng sản phẩm vẫn không đủ để phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, họ thường mở thêm các chi nhánh nhỏ cho mình. Ưu điểm của việc thành lập này là giúp chi nhánh được hoạt động kinh doanh tự do, được đăng ký con dấu riêng và ký các hợp đồng kinh tế khác. Chi nhánh có thể kê khai nộp thuế như một đơn vị độc lập hoàn toàn nếu được phép. Khi chi nhánh có quyền hoạt động một cách độc lập không phải phụ thuộc thì sẽ rất thuận tiện với khách hàng khi đến chi nhánh gần nhất để giao dịch và ký kết, chứ không phải đến trụ sở chính. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển của các xí nghiệp, công ty ngày một lớn mạnh nên việc thành lập chi nhánh là điều tất yếu phải làm.
Các điều kiện để được thành lập chi nhánh công ty là gì?
Điều kiện cần và bắt buộc phải thực hiện khi lập chi nhánh là yêu cầu để giúp cho công ty đó mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Pháp luật đồng ý cho thành lập chi nhánh ở cả trong và ngoài nước. Vậy điều kiện đó là gì?
Điều kiện để được thành lập chi nhánh công ty trong nước ra sao?
Với doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng chi nhánh trong nước nhằm mục đích mở rộng thị trường và quy mô lan nhanh khắp cả nước gồm các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp dó phải có giấy phép kinh doanh như pháp luật đã quy định.
- Người đại diện cho chi nhánh đó phải đủ đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2020.
- Trụ sở của chi nhanh đó phải thuộc quyền sử dụng mang tính hợp pháp của doanh nghiệp, công ty đó.
- Có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực kinh doanh mà chi nhánh yêu cầu.
- Có đủ các loại giấy tờ xác nhận đủ điều kiện với chi nhánh kinh doanh theo quy định pháp luật.
Điều kiện để thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài ra sao?
Các thương nhân ngoại quốc được cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty ở Việt Nam phải có đủ các điều kiện:
- Là người làm chủ được pháp luật tại nước nơi người đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhân
- Hoạt động từ 5 năm trở lên kể từ khi đăng ký kinh doanh hoặc thành lập công ty.
Khi có đủ 2 yếu tố trên thì doanh nghiệp nước ngoài có thể mở rộng thêm chi nhanh công ty của mình.
Các loại hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh công ty cần phải chuẩn bị?
- Thông báo về vấn đề thành lập chi nhánh của doanh nghiệp
- Các quyết định và biên bản thành lập chi nhánh của hội đồng thành viên dành cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu dành cho công ty 1 thành viên. Còn với công ty cổ phần cần phải có hội đồng quản trị.
- Các quyết định về việc bổ nhiệm ai là người đứng đầu chi nhánh đó.
- Bản sao CMND hoặc CCCD hay hộ chiếu của người được cho đứng đầu chi nhánh đó.
Tất cả các loại hồ sơ sẽ nạp lên phòng ĐKKD của Sở kế hoach đầu tư. Nếu hợp lệ, sau 3 ngày sẽ được cấp giấy phép.
Quy trình đăng ký như thế nào khi thành lập chi nhánh?
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tương tự như thành lập công ty. Doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, đăng ký kinh doanh:
Thứ nhất, nạp hồ sơ lên Phòng ĐKKD
Doanh nghiệp phải mang đầy đủ giấy tờ nạp lên Phòng ĐKKD của Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt chi nhánh công ty muốn thành lập.
Thứ hai, nhận các giấy phép ĐKKD và thành lập chi nhánh đã được cấp
Khi hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận để hoạt động. Nếu có vấn đề sai sót, sẽ được thông báo để bổ sung ngay.
Thứ ba, hoàn tất cả các thủ tục khi thành lập chi nhánh công ty
Một khi chi nhánh được đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần bổ sung những thủ tục đầy đủ còn thiếu, cụ thể:
- Công bố nội dung đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp lên công thông tin quốc gia trong 1 tháng kể từ khi có giấy phép. Tránh trường hợp công bố trễ sẽ bị phạt hành chính.
- Khắc con dấu riêng của chi nhánh. Mục đích là thể hiện các giao dịch và hợp đồng của chi nhánh.
- Kê khai và đóng các loại thuế cho chi nhánh theo quy định của pháp luật. Đặc biệt với thuế môn bài phải kê khai sớm trong vòng 1 tháng.
- Treo bảng hiệu cho chi nhánh mới thành lập để tránh trường hợp cơ quan thuế kiểm tra bất ngờ.
- Phải thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng, chữ ký số hoặc phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho chi nhánh
Dưới đây là các loại hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp chi tiết mà bạn cần chuẩn bị như sau:
Bổ sung hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp
Tùy theo loại hình doanh nghiệp đang hoạt động mà có bước chuẩn bị khác nhau, do đó sẽ có một số loại hồ sơ làm thủ tục thành lập chi nhánh công ty tương ứng với từng công ty như sau:
Hồ sơ đăng ký mở chi nhánh công ty Hợp danh
Đều giống 3 loại hình trên về giấy tờ ủy quyền người thực hiện, bảo sao giấy tờ tùy thân, làm mẫu thông báo, chỉ khác ở chỗ văn bản quyết định và biên bản của “các thành viên” về việc lập chi nhánh.
Đăng ký làm thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Bạn cần chuẩn bị các văn bản đầy đủ, tuy nhiên việc thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh sẽ được đăng ký tại nơi mà doanh nghiệp của bạn đặt chi nhánh hoạt động.
Ngoài ra còn có các loại hồ sơ, thủ tục đăng ký chi nhánh công ty gồm có:
- Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH
- Thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Dịch vụ thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Luật Bravolaw
Có thể nói khâu chuẩn bị giấy tờ này cũng cần được hướng dẫn kỹ càng và soạn thảo văn bản phải hợp lệ thì mới được sự chấp thuận của nhà nước, Luật Bravolaw sẽ giúp bạn hoàn thành hết tất thảy cũng như tư vấn cho bạn tiến trình thực hiện đầy đủ và chính xác nhất về:
- Tư vấn cách điền các văn bản quyết định, mẫu hợp đồng thành lập công ty giữa các thành viên với nhau một cách cặn kẽ và chi tiết
- Thay bạn đến cơ quan nộp hồ sơ trực tiếp và trả kết quả nhanh chóng
Nếu các bạn muốn tư vấn các công việc liên quan đến giấy tờ pháp lý, văn bản xin vui lòng liên hệ theo Hotline: 1900.6296 để được tư vấn.