Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều thành viên. Do vậy khi công ty giải thể thì ảnh hưởng không chỉ một người mà tất cả mọi người đang nắm giữ cổ phần của công ty. Vấn đề lấy lại cổ phần lai càng được quan tâm hơn nữa khi công ty giải thể. Bravolaw tư vấn cho các cổ đông của công ty cổ phần việc lấy lại cổ phần của mình khi công ty giải thể.
Bài viết mới:
- 4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký
- Pháp nhân có thể tiến hành ủy quyền thực hiện dự án cho pháp nhân khác không?
- Quy định về việc góp vốn vào công ty, cơ cấu góp vốn trong doanh nghiệp
I. Khái quát công ty cổ phần giải thể
Giải thể công ty cổ phần là việc chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của công ty cổ phần theo ý chí của doanh nghiệp hoặc quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp bắt buộc phải giải thể.
Pháp luật quy định cụ thể những trường hợp và điều kiện giải thể công ty cổ phần để nhằm bảo vệ quyền lợi của tất các doanh nghiệp liên quan khi doanh nghiệp bị chấm dứt, những khoản nợ và hợp đồng đã giao kết trước đó chấm dứt tồn tại, thực hiện nghĩa vụ bồi thường và chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ cho chủ thể khác.
1. Các trường hợp giải thể công ty cổ phần
Thứ nhất chủ công ty mà đại diện là đại hội đồng cổ đông quyết định giải thể công ty cổ phần. Bởi lẽ Đại hội đồng chiếm số cổ phần cao nhất nên nên quyết định mang tính cao nhất và có sức ảnh hưởng nhất. Hơn thế nữa, pháp luật cũng quy định cho đại hội đồng có thẩm quyền quyết định việc giải thể công ty nhằm đề cao tính tự chủ của chủ công ty đối với vấn đề mang tính quyết định. Thông thường thì việc giải thể xảy ra khi hoạt động công ty không mang lại lợi nhuận nên đại hội đồng biểu quyết giải thể công ty để thu hồi vốn.
Thứ hai, thời gian hoạt động được ghi trong điều lệ công ty đã kết thúc mà công ty không tiếp tục gia hạn thời gian hoạt động. Đây được coi là một trong những điều kiện có thể giải thể công ty.
Thứ ba, số lượng thành viên của công ty cổ phần không còn đủ đáp ứng được theo quy định của pháp luật về loại hình công ty cổ phần. Đối với công ty cổ phần thì số lượng tối thiểu là ba. Nếu số lượng thành viên của công ty không đủ 3 thì sẽ phải giải thể hoặc chuyển sang loại hình công ty khác.
Thứ tư, công ty cổ phần bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty phải thực hiện thủ tục giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận trong thời hạn 10 ngày kể từ khi bị thu hồi.
2. Một số điều kiện giải thể công ty cổ phần:
Thứ nhất, công ty cổ phần chỉ được giải thể sau khi đã đảm bảo thanh toán tất cả nợ và nghĩa vụ tài sản.
Thứ hai, công ty cổ phần không đang có tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc các cơ quan trọng tài.
II. Việc lấy lại cổ phần khi công ty giải thể
Khi công ty giải thể kéo theo đó là nhiều hậu quả pháp lý, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả mọi cổ đông, người lao động, đối tác kinh doanh,…Việc lấy lại cổ phần khi công ty giải thể là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cổ đông khi công ty bị giải thể.
Cổ đông của công ty cổ phần có cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Tuỳ vào trường hợp là cổ đông phổ thông hay ưu đãi thì quyền chia phần tài sản còn lại khác nhau.
1. Trường hợp là cổ đông phổ thông:
Khi công ty giải thể, cổ đông phổ thông được nhận số tài sản còn lại tương đương với tỷ lệ cổ phần góp vào công ty. Tuy nhiên, cổ đông phổ thông sẽ được nhận khi cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi biểu quyết
2. Trường hợp là cổ đông ưu đãi:
Nếu là cổ đông ưu đãi biểu quyết/ ưu đãi cổ tức/ ưu đãi hoàn lại sẽ có quyền được chia tài sản còn lại tương đương với tỷ lệ cổ phần đã góp và được ưu tiên thanh toán trước cổ đông phổ thông.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ đông ưu đãi cổ tức được nhận lại phần tài sản tương đương với số cổ phần đã góp sau khi công ty cổ phần đã thanh toán hết các khoản nợ và cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể.
Tóm lại, tuỳ thuộc vào việc bạn là cổ đông gì trong công ty thì khi công ty giải thể bạn được thanh toán và thứ tự được nhận lại cổ phần khi công ty giải thể.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Bravolaw tư vấn việc lấy lại cổ phần khi công ty giải thể. Nếu doanh nghiệp còn có vướng mắc muốn giải đáp xin vui lòng liên hệ với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được tư vấn miễn phí