Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
Văn phòng giao dịch hay địa điểm kinh doanh là phương thức mở rộng kinh doanh đơn giản, gọn nhẹ mà các doanh nghiệp thường sử dụng, hiện nay với việc ban hành nghị định 108/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp có tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Bài viết mới:
- Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?
- Công ty có thể thuê người đại diện theo pháp luật?
- Mức phạt chậm nộp hồ sơ kê khai và chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Một số lưu ý khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:
Về cơ quan quản lý thuế: Địa điểm kinh doanh chỉ có nghĩa vụ nộp thế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế GTGT cũng như thuế TNDN. Hiện nay theo quy định, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Do đó, các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp quận nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp nộp hồ sợ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Về nộp lệ phí môn bài: Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là đơn vị hoặc toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố nên công ty không thể kê khai theo diện đơn vị phụ thuộc. Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt. Điều này khá khác biệt với việc thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, bởi lẽ đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, doanh nghiệp có thể kê khai thuế môn bài cùng với công ty mẹ, có thể nộp trực tiếp qua trang thuế điện tử của tổng cục thuế.
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:
Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CPthì thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD.
Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.
Hiện nay, việc nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh có thể thực hiện nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ sẽ được gửi trực tuyến tới Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.
- Trong thời hạn 03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
Trên dây là những Lưu ý khi Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh Bravolaw gửi bên bạn, mong giúp được bạn trong quá trình thành lập địa điểm, nếu có còn thắc mắc xin vui lòng gọi điện cho Bravolaw qua tổng đài tư vấn: 1900.6296 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!.